Để con tự giác hay ép buộc con học là vấn đề gây nhiều tranh cãi và chắc chắn mọi người sẽ có những ý kiến khác nhau. Tôi không tin vào việc ép buộc mọi người phải học tập vì tôi coi trọng quyền tự do cá nhân.
Tôi nghĩ việc quyết định có chăm chỉ học tập hay không nên do mỗi cá nhân đưa ra chứ không phải do người khác áp đặt.
Khi mọi người học theo ý muốn của riêng mình,Épconhọcđểtạoranhữngngườilàmbàikiểmtraxuấtsắvtv2 truc tiep họ có xu hướng đạt thành tích học tập tốt. Họ có động lực, có lý do tại sao phải học chứ không phải vì người khác mong đợi hoặc thậm chí ép buộc họ làm như vậy.
Tôi nhận thấy, cách tiếp cận giáo dục của châu Âu đã giúp họ đạt được mức phát triển kinh tế cao, tạo ra lực lượng lao động có tay nghề cao, các nhà nghiên cứu đẳng cấp thế giới thực sự đoạt giải Nobel về khoa học, phát triển các công nghệ tinh vi.
Tôi thấy nhiều nhà khoa học không làm việc chăm chỉ theo nghĩa thông thường (ví dụ: dành hàng giờ để học tập như một sinh viên châu Á điển hình). Họ thậm chí có thể bị coi là lười biếng đối với một người bình thường.
Điều thực sự khiến họ khác biệt với những người bình thường chính là niềm đam mê. Họ sẵn sàng làm việc chăm chỉ ở những gì họ đam mê nhưng lại lười biếng ở những khía cạnh khác.
Trong khi cách tiếp cận của châu Á tạo ra người làm bài kiểm tra xuất sắc nhưng ít có nhà tư tưởng độc đáo và số người đoạt giải Nobel về khoa học ít hơn đáng kể. Tôi cho rằng lý do bởi vì một số phụ huynh ép con học vì điểm số trên những bài kiểm tra chứ không thực sự vì đam mê của con. Phụ huynh tự huyễn hoặc rằng phải học giỏi, điểm cao thì sau này sẽ thành công mà không quan tâm con có thích hay không. Đó là sai lầm khiến nhiều trẻ học như một cái máy, không biết ứng dụng vào cuộc sống.
Ha Vu
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.